Phong van



Nhật báo Người Việt "sáng tác" lờiphát biểu của ông Ngụy Kinh Sinh!

TS Mai Thanh Truyết đặt câu hỏi: "Thật sự Nhật Báo Người Việt có hậu ý gì khi đăng lên những tin tức cuả cái gọi là lời ông Ngụy Kinh Sinh hay do những lỗi lầm qua thông dịch?"
°ĐOÀN TRỌNG tổng hợp
Trước cuộc họp báo của đảng Tân Đại Việt vào chiều ngày thứ Bảy, 23 tháng Giêng, 2010 tại văn phòng của Hội Lê Văn Duyệt, ông Lê Minh Nguyên, phóchủ tịch đảng Tân Đại Việt đã đưa hai vị khách là ông Ngụy Kinh Sinh, một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng của Trung Quốc, và bà Hoàng Sĩ Bình, cũng là mộtnhà tranh đấu, cả hai thuộc Liên Đoàn Dân Chủ Trung Quốc Hải Ngoại đến thăm tòa soạn báo Người Việt vào ngày thứ Sáu, 22 tháng Giêng, 2010. Tại tòa soạn Người Việt, phái đoàn và các nhà báo trong tòa soạn đã có một cuộc thảo luận chính trị "tự phát" ngay tại chỗ. Nội dung cuộc thảo luận được phóng viên Hà Giang ghi lại, đăng tải trong số báo hôm sau, thứ Bảy 23 tháng Giêng, 2010.
Vào buổi chiều thứ Bảy, 23 thángGiêng, 2010, tại cuộc họp báo của ĐảngTân Đại Việt vẫn có sự hiện diện của ông Ngụy Kinh Sinh và bà Hoàng Sĩ Bình. Buổi họp báo có sự tham dự của nhiều nhà báo, truyền thông Việt ngữ địa phương. Trong buổi họp tiến sĩ Mai Thanh Truyết đã nêu ý kiến, đặt vấn đề về những những đừng để biến chính mình thành công cụ" Thí dụ ông nói, nếu "bị dồn vào đường cùng" thậm chí VN có thể khai chiến với Trung Quốc và dĩ nhiênlà họ sẽ thua trận,nhưng họ vẫn sẽ thắng lớn vì họ đã " lợi dụng lòng yêu nước" để hợp pháp hoá được chính quyền cuả họ." (Trích từ bài báo của Người Việt)
Sau khi được giãi bày rõ ràng sự việc Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết nêu ra, ông Nguỵ Kinh Sinh đã rất ngạc nhiên. Theo ông Ngụy Kinh Sinh, những lời tuyên bố này hoàn toàn đã không được nêu ra trongbuổi gặp gỡ tại tòa soạn Người Việt. Ông cũng không rõ nguyên nhân tại sao lại có những lời tuyên bố này và gắn cho rằng đó là lời của ông. Và theo lời đề

TS Mai Thanh Truyết, người đặt vấn đề với ông Ngụy Kinh Sinh.
nghị của một nhà báo có mặt, ông Ngụy Kinh Sinh cho biết sẽ liên lạc báo NgườiViệt để tìm hiểu rõ sự kiện này. Đặc pháiviên Việt Weekly (Đoàn Trọng) đã tiếp xúc ngay với tiến sĩ Mai Thanh Truyết ngay khi sự việc xảy ra, dưới đây là nội dung trao đổi với ông Truyết, người nêu vấn đề câu phát biểu của ông Ngụy Kinh Sinh trên báo Người Việt:
VW: Thưa Tiến sĩ, trong buổi họp có sựtham dự của Liên Đoàn Dân Chủ Trung Quốc Hải Ngoại, ông có nêu câu hỏi về lời tuyên bố của ông Ngụy Kinh Sinh đăng trên báo Người Việt số ra ngày thứ Bảy, 23 tháng Giêng, 2010, tại sao tiến sĩ lại nêu câu hỏi này?
TS Mai Thanh Truyết: Sỡ dĩ tôi nêu câu hỏi với ông Ngụy Kinh Sinh, vì đây là tổng kết những bài phỏng vấn ông Sinh, dù tôi không biết phỏng vấn lúc nào. Trong đó có đoạn ông Nguỵ Kinh Sinh Nói: " Những nhà bất đồng chính kiến phải khôn ngoan và cẩn thận đừng để biến mình thành công cụ" Qua đây chúng tôi muốn hỏi rõ ông Sinh vì lý do nào để yêu cầu người Việt hải ngoại không nên tạo áp

Bài báo viết về cuộc thảo luận giữa
Ban biên tập Người Việt với ông
Ngụy Kinh Sinh đăng ngày thứ
Bảy, 23 tháng Giêng, 2010.
lực với CSVN, nếu tạo áp lực CSVN sẽ đánh Trung Quốc, và đánh sẽ thua, thua CS VN có ngọn cờ chính nghĩa." Câu trả lời của họ với tôi chỉ đi quanh co không xoáy vào trọng tâm câu hỏi. Tiện đây tôi đặt lại câu hỏi: Thật sự Nhật Báo Người Việt có hậu ý gì khi đăng lên những tin tức của cái gọi là lời ông Nguỵ Kinh Sinh hay do những lỗi lầm qua thông dịch?
VW: Những lời tuyên bố này ông Nguỵ Kinh Sinh đã phủ nhận là ông ta hoàn toàn không nói, đúng không?
TS Mai Thanh Truyết: Ông Sinh cho biết là không chủ trương cổ xúy cho chiến tranh, phản đối khi Trung Cộng đánh Việt Nam, nhưng đó không phải nằm trong nội dung câu hỏi cuả chúng tôi.
VW: Thưa tiến sĩ, nếu báo Người Việt có những diễn dịch sai lầm như vậy, theo ý tiến sĩ nên làm gì để giải tỏa dư luận không đúng sự thực?
TS Mai Thanh Truyết: Chúng tôi nghĩ rằng, làm truyền thông rất quan trọng, vì truyền thông chuyển tải thông tin cho hàng trăm ngàn người theo dõi. Nếu làm truyền thông không diễn tả chính thức lời nói của một nhân vật nào đó, điển hình như sự kiện vừa qua về vấn đề nhạy cảm Trung Cộng bây giờ. Đây là việc cần lưu tâm lớn trong vấn đề Quốc Cộng vì khi diễn dịch khác đi ý của người diễn giả có thể hậu quả thay đổi toàn bộ nội dung của vấn đề. Tưởng cũng cần nên biết ông Ngụy Kinh Sinh là ai? Oâng ta một nhân vật tranh đấu trong chiến dịch Thiên An Môn, đã bị giam tù 10 năm và cuối cùng theo mật ước giữa Mỹ và Trung Cộng, ông được bay thẳng từ nhà tù qua Mỹ, vai trò của ông như thế nào chúng ta nên đặt vấn đề một cách rõ ràng cụ thể hơn.
TS Mai Thanh Truyết đã đặt vấn đề với ông Ngụy Kinh Sinh lời tuyên bố trên báo Người Việt (xem hình minh họa), ông Ngụy Kinh Sinh ngạc nhiên, cho biết ông hoàn toàn không nói những lời này.

VW: Xin chân thành cám ơn Tiến sĩ.
Sự việc "phóng tác" một câu tuyên bố của ông Ngụy Kinh Sinh trên báo Người Việt bị phủ nhận bởi chính ông Ngụy Kinh Sinh khi có người tình cờ, ngẫu nhiên đặt vấn đề, cho thấy sự chủ quan của người viết bài. Tác giả Hà Giang và Báo Người Việt nên có lời giải thích và làm rõ vụ việc để dư luận không đặt vấn đề về tính chính xác của cả bài báo.

VOL. X, NO. 05 ° JANUARY 28 - FEBRUARY 3, 2010 ° VIETWEEKLY.COM
吀匀..................................

Nguyễn Tiến Trung Họp Mặt

Chiến dịch Marathon Nối Vòng Tay Lớn của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ

Phi Long tường trình

Nam Cali, 30-7-06

Trong chuyến đi vòng quanh thế giới để vận động cho chiến dịch "Marathon Nối Vòng Tay Lớn", anh Nguyễn Tiến Trung và chị Hoàng Lan, hai du sinh Việt Nam tại Pháp- những người thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ - cuối tuần qua, ngày 29 và 30 tháng 7,  đã ghé thăm và tiếp xúc với đồng bào, các hội đoàn và giới truyền thông báo chí ở Nam California.

Sau một ngày bận rộn vì phải trả lời phỏng vấn các đài radio, TV và trình bày với đồng hương về chương trình cũng như kế hoạnh hành động của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ tại Việt Nam Tương Tế Hội, buổi chiều thứ Bảy cùng ngày còn tham dự một buổi gặp mặt tại nhà Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết - Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Đại Việt Quốc Dân Đảng.

Mở đầu, ông Trương Việt Hoàng - Chủ Tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đại Việt Quốc Dân Đảng - ngắn gọn giới thiệu hai bạn Nguyễn Tiến Trung và Hoàng Lan đến với khách tham dự và nêu lên lý do tại sao có cuộc họp mặt nầy: " chào mừng hai nhà đấu tranh trẻ, dũng cảm và cang trường đến thăm vùng được mệnh danh là thủ đô của Người Việt Tị Nạn; tạo cơ hội cho hai người bạn trẻ đến từ Pháp trình bày với quí vị nhân sĩ cũng như giới làm truyền thông trong cộng đồng về mục đích, phương thức đấu tranh của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, và cùng nhau bàn thảo hầu tìm một con đường ngắn nhất dẫn đến nền Tự Do và Dân Chủ thực sự tại Việt Nam".

Tuy buổi họp mặt tại tư gia TS Mai Thanh Truyết là một buổi gặp gỡ có tính cách thân mật, nhưng cũng có thể nói đó là một buổi hội thảo hay họp báo của hai nhà đấu tranh tranh trẻ, vì có sự hiện diện một phần lớn đại diện cho giới truyền thông và nhân sĩ của cộng đồng người Việt tại cùng Little Sài Gòn.


Từ trái sang phải: Học gỉa Đỗ Hải Minh, LS Nguyễn Tường Bá, Trần Công, Trương Việt Hoàng, Hoàng Lan, Nguyễn Tiến Trung, TS Mai Thanh Truyết, nhà báo Khúc Minh…

Bầu không khí sôi nỗi và sinh động hẳn lên sau những lời tự giới thiệu về mình của Nguyễn Tiến Trung - Hoàng Lan cũng như trình bày mục đích đấu tranh của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ. Từng người phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi trực tiếp với hai nhà đấu tranh trẻ. Nhiều câu hỏi của các phóng viên xoáy mạnh vào những đề tài tế nhị nhưng đều được trả lời một cách thuyết phục, khéo léo và không hề né tránh.

Thỉnh thoảng có những tràn pháo tay rộn rã vang lên khi có một câu hỏi hay câu trả lời làm mọi người hài lòng. Chẳng hạn như có người hỏi " hai bạn tranh đấu như thế thì có sợ khi trở về Việt Nam không?", và được trả lời là " nếu sợ thì không tranh đấu; đã quyết tâm tranh đấu thì chúng tôi không sợ gì cả. Hơn nữa, đã có đồng bào trong và ngoài nước ủng hộ thì không còn gì để sơ....".

Anh Nguyễn Tiến Trung cho biết là Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt của các bạn trẻ, nhất là giới trẻ đang ở trong nước. Số người đăng ký làm thành viên hay ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới mỗi ngày một đông.

Được biết chiến dịch Marathon Nối Vòng Tay Lớn đã ra mắt tại City Hall ở thành phố San Jose ngày 16-7 vừa qua được sự ủng hộ nhiệt liệt của đồng bào và nhất là giới trẻ thanh niên - sinh viên, cả ngàn người, trong đó có nhiều chính khách Mỹ, đến tham dự để khuyến khích cũng như ủng hộ tinh thần cho nhóm người trẻ nầy.

TS Mai Thanh Truyết và Hoàng Lan - Nguyễn Tiến Trung

Bửa ăn tối đãi khách cũng được chủ nhà - Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết - chuẩn bị thật chu đáo. Khách vừa ăn vừa nói chuyện trong một bầu không khí vô cùng thân mật cho mãi đến sau 11:00 đêm. Những cái siết tay thật chặc trước khi gỉa từ, những lời chúc thắng lợi cho công cuộc đấu tranh cho Tự Do - Dân Chủ cho Việt Nam, và tất cả đều hy vọng về một tương lai tươi sáng cho dân tộc.
Hy vọng. Thế hệ nối tiếp đã lên đường làm bổn phận của mình. Chúng ta, người Việt trong và ngoài nước, đều có quyền hy vọng như thế.

Phi Long, Đặc phái viên báo Thế Giới - Sống, tường trình từ Nam Cali.

 

Thư cuối năm Việt Nam

Thư cuối năm gởi bà con trong nước

Thưa Quý bà con,

Hàng năm,  mỗi lần gió Đông về gợi nhớ lại những ngày của tháng chạp, tháng chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền Việt Nam mà dư luận ở Việt Nam (có thể qua gợi ý của VC) đang cổ súy phong trào hủy bỏ những ngày truyền thống thiêng liêng nầy, những dòng chữ sau đây xin gởi vài lời chia xẻ cùng với bà con ở trong nước.

Thưa Quý bà con,

Một điều chắc chắn là, chúng tôi, những người tha hương khắp nơi trên thế giới sẽ không quên và sẽ không bao giờ quên nỗi đau khổ của bà con ngày nào còn dấu chân của cường quyển trên quê hương. Lại thêm một năm qua đi, bà con càng chịu thêm nhiều áp bức, gia đình phải ly tán vì miếng cơm manh áo, vì bị cướp đất, dời nhà, thậm chí phải chịu lao tù vì đã can đảm đứng lên nói tiếng nói dân chủ nhân quyền cho Việt Nam.

Thưa Quý bà con,

Câu chuyện Việt Nam vẫn là mối ưu tư hàng đầu của mỗi người trong chúng ta. Nó chiếm lĩnh trọn vẹn quỹ thời gian của chúng ta, trong những lúc ăn uống, lúc làm việc kiếm cơm, ngay cả những lúc trà dư tửu hậu nữa. Vì sao? Vì đó miền đất tổ của cha ông ngàn đời để lại. Vì đó là nơi trên 85 triệu bà con mình còn quằn hoại đau khổ trước gọng kềm của chế độ. Chúng ta không thể vui trong hoàn cảnh như thế. Chúng ta không thể quên dù là trong giây phút tiếng kêu thương tuyệt vọng của những người cùng khổ trên quê hương. Do đó, người Việt ở hải ngọại luôn luôn đứng bên cạnh cùng Quý bà con.

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, trong một thế giới đa cực, chúng ta không còn dựa theo một chủ thuyết tư bản hay chủ nghĩa xã hội để làm nền cho sự phát triển đất nước. Ngày hôm nay chúng ta không còn thì giờ để chiêm nghiệm và "lập thuyết" nữa.

Thế kỷ 21 hôm nay cho chúng ta thấy một thế giới MỞ, mở cho mỗi cá nhân và mở cho tập thể thậm chí cũng mở cho những người quản lý đất nước. Thế giới ngày hôm nay không còn chỗ đứng cho chủ nghĩa độc tôn, độc đảng. Quan niệm lãnh tụ phải được thay thế bằng cung cách làm việc tập thể (team work). Kinh nghiệm Việt Nam cho chúng ta thấy chính sách quản lý của 14 Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam đã đưa đất nước vào chỗ bế tắt và nghèo đói.

Vì vậy, giải quyết câu chuyện Việt Nam chỉ là cố gắng động não về những phương cách  ngõ hầu mang lại trong tương lai những phúc lợi về y tế tối thiểu cho bà con Việt, cải thiện hệ thống giáo dục đã bị ô nhiễm và hủy hoại sau thời gian dài chịu sự áp đặt của chế độ, cũng như giải quyết những vấn nạn môi trường mà chế độ đã phát triển quốc gia trong chiều hướng hủy diệt môi trường thay vì bảo vệ.

Đảng và Nhà Nước Việt Nam hiện tại không giải quyết được những vấn đề dân sinh dân trí cho người dân, thậm chí còn làm cho vấn đề ngày càng trầm trọng thêm lên. Đã   phải đến lúc chính người dân trong nước phải tự trang bị hành trang để tự cứu mình như những thông tin, những hiểu biết trong cuộc sống hàng ngày đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, không khí, và trong đất, nguy cơ trước trong thực phẩm và nhứt là nguy cơ trước những vi phạm quyền của con người đã ghi rõ trong Bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà chế độ hiện hành đã phê chuẩn. 

Thưa Quý bà con,

Muốn thực hiện những suy nghĩ tích cực trên, và trong điều kiện hạn hẹp của một người con Việt sống xa quê hương, những gì người Việt hải ngoại cần phải làm ngày hôm nay là chuyển tải những thông tin khoa học, những biến chuyển thực sự đang xảy ra trên đất nước mà người dân quốc nội không hề biết qua chính sách thông tin một chiều của chế độ. Những tin tức cập nhựt nhứt về nguy cơ Hán hóa, về nguy cơ diệt chủng của Trung Cộng dù ít dù nhiều cũng có thể làm bà con càng cảnh giác thêm nữa.

Lại thêm một năm qua, Quý bà con, nhứt là tuổi trẻ Việt Nam đã vượt qua sự sợ hãi do chế độ đã cấy sinh tử phù vào lòng dân tộc từ những ngày đầu tiên dày xéo miền Nam thân yêu của chúng ta. Nhưng hôm nay, mọi sự đã xoay ngược 180 độ. Chính những người cộng sản Việt đã bị sinh tử phù của chính họ xâm nhập vào não trạng. Càng đàn áp, càng trấn lột người dân, càng phát biểu những lời đanh thép, cao ngạo, chính là lúc người cộng sản …đang sợ.

Họ sợ người dân, họ sợ tuổi trẻ và họ sợ với chính những đảng viên đang cùng chung một việc là áp dụng chuyên chính vô sản với dân. Sự đoàn kết chung quanh đảng dưới lá cờ chủ nghĩa Mác Lê chỉ còn là những tiếng vọng từ đáy vực, một chuẩn bị cho hiện tượng Big Bang của đảng cộng sản Việt Nam trong những ngày sắp tới mà thôi.

Thưa Quý bà con,

Nhân ngày cuối năm, vọng về cố hương, với tư cách một con dân Việt, xin thành tâm chúc lành đến bà con và mong sao bà con vẫn giữ vững niềm tin, vẫn chân cứng đá mềm để có thể vượt qua quốc nạn do cường quyền áp đặt lên đất nước suốt 35 năm qua. Và từ niềm tin đó, chúng ta không tuyệt vọng cho tương lai của dân tộc.

Mai Thanh Truyết – Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam

Một ngày cuối đông Kỷ Sửu-2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khí độc mùa Đông

Nhiễm Độc Khí Thải Mùa Đông  MAI THANH TRUYẾT . Việt Báo Thứ Ba, 1/26/2010, 12:00:00 AM

Nhiễm Độc Khí Thải Mùa Đông

Mai Thanh Truyết
Mỗi năm vào khoảng tháng giêng tây, các công ty lò sưởi và máy lạnh gởi đến từng nhà một vài thông tin liên quan đến việc phòng ngừa các khí thải trong mùa đông như: "Do you have the flu or Carbon Monoxide poisoning? Hay "How a hidden leak in your furnace can make you sick". Các tài liệu trên sẽ giúp các bạn có thể tránh được một số tai nạn cho chính bạn và gia đình.
Vào mùa đông, ở các xứ lạnh như Hoa Kỳ thường có thêm nhiều tai nạn về các vụ ngộ độc trong không khí do các khì thải từ các lò sưởi trong nhà. Đây là một trong những nguyên nhân làm chết người vào mùa đông. Tai nạn nầy có thể nói hiện đang xảy ra nhiều nhất ở Hoa Kỳ và Pháp. Hàng năm có độ khoảng trên 40.000 người nhập viện, trong đó khoảng 200 người bị tử vong vì hít phải khí carbon monoxide (CO), một loại khí thải qua việc đốt lò sưởi và nhiều nguyên nhân khác. Thêm nữa theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bịnh tật (CDCP), cũng tại Hoa Kỳ, hàng năm có trên 500 người bị chết vì vô tình hít phải khí CO, và hơn 2.000 người đã dùng phương nầy để tự tử.
Khí carbon monoxide
Trước hết khí đốt (gas) chuyền trong đường ông dẫn vào nhà bạn là một khí không màu và không mùi. Chính vì thế các công ty khí đốt trộn thêm vào hóa chất để cho khí có mùi trứng thúi (rotten egg) để chúng ta khám phá dể dàng mỗi khi đường ống bị thất thoát ra ngoài không khí. Khí carbon monoxide (CO) là một khí độc tạo thành qua sự đốt cháy các khí đốt trong lò sưởi hay bếp núc. VÀ một khi nồng độ của khí nầy lên cao , nó có thể gây ra sự phát nổ làm nổ tung nhà của bạn.
Khí carbon monoxide (CO) là một khí không màu không mùi vị, không gây ra ngứa ngái…do đó con người khó có thể phát hiện được sự hiện diện của khí nầy trong nhà hay vùng không gian chung quanh chúng ta.
Trong không khí và ở chỗ thông thoáng, nồng độ trung bình của CO là 0,1 phần triệu (ppm) tức 0,1cm3/lít không khí. Trong nhà, nồng độ cao hơn chiếm khoảng 0,5 đến 5 phần triệu. Vùng không khí chung quanh lò sưởi khi hoạt động có từ 5 đến 15 phần triệu. Ống khói các lò sưởi dùng củi để đốt có nồng độ 5.000 phần triệu. và nếu tính khói thuốc lá không bị loãng trong không khí, nghĩa là khí CO phát ra từ khói thuốc đậm đặc, nồng độ CO lên đến 30.000 phần triệu.
Khí CO nầy có được do sự đốt cháy các hợp chất hữu cơ như củi, than, xăng dầu, v. v…trong điều kiện không đủ oxy để hoàn tất sự đốt cháy. Nếu sự đốt cháy hoàn tất, các hợp chất trên sẽ phóng thích ra khí carbonic (CO2). Nếu không đủ oxy, khí CO sẽ bị phóng thích.
Tóm lại, các nguồn phóng thích CO thường thấy chung quanh đời sống của chúng ta là lò sưởi than củi, bếp than (stoves), khói thuốc lá, khói xe hơi, các bình gas để đi cắm trại, máy phát diện chạy than hay dầu, máy cưa,v.v… thậm chí nhà cháy cũng phát thải ra nhiều khí carbon monoxide. Vì vậy không khí là môi trường ô nhiễm CO thường xuyên, và khí nầy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự hâm nóng toàn cầu. Một phân tử CO gây tác hại gấp ngàn lần sự huỷ hoại từng ozon so với một phân tử CO2.
Đối với lượng phát thải CO trong khói xe, Luật Không khí sạch (Clean Air Act) và EPA Hoa Kỳ từ năm 1990 đã giảm giới hạn sự phát thải của xe xuống còn 3,4 gram cho một dặm Anh, so với trước đó là 87 grams và xe hơi các đời sau 2006 phải lấp đặt hệ thống hấp thụ khí CO có khả năng hấp thụ đến 99% khí CO phát thải ra.
Đây là một loại khí được xếp vào hạng độc hại có khả năng làm chết người nếu bị ngộ độc cấp tính. Nếu bị ngộ độc dài hạn và từ nhẹ đến nặng, con người có thể bị nhức đầu, chóng mặt, hoặc có những hiện tượng như cảm cúm. Nếu bị nhiễm nhiều hơn nữa CO có thể đi vào hệ thần kinh và hệ tuần hoàn có thể gây ra chết người. Đối với các bà mẹ đang mang thai, CO có thể gây tử vong cho thai nhi.
Phương pháp chữa trị tốt nhất là đem bịnh nhân vào chỗ thoáng khí và tiếp trợ khí oxygen vào khí quản mà thôi.
Nhưng phương pháp hay nhất để tránh tai nạn có thể xảy ra là phương cách phòng ngừa.
Biện pháp đề phòng khi mùa đông đến
Mỗi năm khi mùa đông đến chúng ta cần chuẩn bị hệ thống sưởi trước khi xử dụng. Trước hết, chúng ta cần phải mở của lò sưởi bằng cách mở miếng chắn gió trong ống khói (đã đóng lại khi mùa đông chấm dứt) và kiểm soát xem ống khói có bị nghẹt hay không? Sau đó cần kiểm soát các đường ống dẫn gas:
- Cần kiểm soát chung quanh lò sưởi xem có đủ không khí cung cấp cho lò sưởi khi được đốt lên hay không? Một lò sưởi trung bình đốt 12 feet3/ngày. Do đó, nơi gần lò sưởi cần phải thoáng để cho không khí mới thế vào. Nếu không, khí độc như CO có thể kết tụ chung quanh lò sưởi;
- Thứ hai, cần phải kiểm soát cần phải xem lại đường ống gas và hệ thống trao đổi nhiệt (heat axchanger) trong lò sưởi có bị rò rỉ hay không?
- Sau cùng cũng cần xem lại hệ thống nước nóng (nếu chạy bằng gas) và lò sưởi trung ương (central heater) chung quanh các ống nối.
Tốt nhứt là bạn nên gọi một thơ chuyên môn để kiểm tra lại toàn thể hệ thống sưởi nhà bạn trước khi mùa đông đến. Đó là:
- Lau sạch hệ thống đốt (burner);
- Hút bụi bậm chung quanh hệ thống trao đổi nhiệt và thử nghiệm rò rỉ hệ thống nầy;
- Kiểm tra hệ thống thông gió;
- Kiểm tra lại sự vận hành của lò sưởi trung ương và hệ thống nước nóng, v.v…
Các triệu chứng của sự ngộ độc CO
Triệu chứng cấp tính: Đối với việc tiếp nhiễm ở nồng độ thấp, các hiện tượng xảy ra làm cho chúng ta có thể nhầm lẫn với việc bị cảm cúm, mệt mõi, hay bần thần không vui. Do đó việc chẩn đoán rất khó khăn. Và việc chẩn đoán chỉ được xác định bị nhiễm hay không là nhờ phương pháp đo lượng CO trong hồng huyết cầu mà thôi.
Hai hệ thống tuần hoàn và thần kinh là hai vị trí bị ảnh hưởng nặng nhất. CO có thể làm tăng áp suất máu, làm nhức đàu nặng, xây xẩm mặt mày, lên cơn kích ngất và cò thể bị hôn mê nếu bị ngộ độc nặng.
Nếu bị nhiễm độc dài hạn các chứng sau đây có thể xảy ra bị sưng phổi, tim mạch, ảnh hưởng lên thị giác và thính giác, thận có thể bị giảm hoạt động và bị liệt. Một điểm có thể khám phà bằng mắt khi bị nhiễm độc CO, là da nạn nhân biến thành màu hồng.
Sau đây là nồng độ của carbon monoxide tức CO có thể gây ngộ độc từ nhẹ tới nặng như sau:
- Nếu con người hít thở không khí chứa 400 phần triệu lượng khí CO có thể bị tử vong;
- Nếu bị tiếp nhiễm 35 phần triệu trong vòng 6 giờ  có thể bị nhức đầu và chóng mặt;
- Nếu bị tiếp nhiễm 800 phần triệu, nạn nhân bị ói mữa, co giựt trong vòng 45 phút và bị hôn mê trong vòng 2 giờ;
- Nếu bị nhiễm 6.400 phần triệu, nạn nhân có thể chết trong vòng dưới 20 phút.
Carboxyhemoglobin
Monoxide carbon hay CO là một khí có ái lực (affinity) với sắt (Fe –Iron) nghĩa là kết nối dễ dàng với nguyên tố sắt trong hồng huyết cầu qua cầu nối hoá học để cho ra carboxyhempglobine (COHb).Tính ái lực của CO đối với hồng huyết cầu mạnh hơn tình ái lực của oxygen đối với hồng huyết cấu gấp 240 lần. Do đó, khi bị nhiễm vào trong máu, CO sẽ tách oxygen ra khỏi hồng huyết cầu và làm giảm lượng oxy trong máu, và cơ thể sẽ thiếu oxy để nuôi dưỡng toàn thể con người. Và con người bắt đầu bị nhiễm độc từ hiện tượng nầy.
Thông thường lượng CO trung bình trong hồng huyết cầu là 5%. Một người hút hai gói thuốc một ngày có thể làm tăng lượng CO trong máu gấp hai lần nghĩa là 10%. Nạn nhân gọi là bị nhiễm độc khi lượng CO trong huyết cầu tăng lên 25%. Và có thể đưa đến tử vong nếu lượng CO tăng lên đến 70%
Biện pháp phòng ngừa
Đây là một vấn đề y tế công cộng áp dụng cho cộng đồng. Việc giáo dục và gây ra ý thức an toàn trong việc sưởi ấm, khói xe, nhất là trong mùa đông, nhà cửa bị đóng kín, lượng không khí "sạch" bên ngoài không được thông thoáng với bên trong nhà.
Vì vậy, biện pháp hay nhất để phòng ngừa sự nhiễm độc CO là phương pháp lấp đặt hệ thống phát hiện CO trong không khí.
Đây là một hệ thống gây ra tiếng động (alarm), tạo ra sự chú ý của người trong vùng không khí đang bị ô nhiễm để thoát hiễm bằng cách rời khỏi nơi nầy. Hệ thống nầy cần lấp đặt trên trần nhà, gần nơi đặt lò sưởi hay những lò nấu nướng vì khí CO nhẹ hơn không khí cho nên lơ lững phía trên trần nhà. Giá trung bình của hệ thống trên vào khoảng từ 20 đến 60 Mỹ kim chạy bằng pin.
Hệ thống khám phá khí CO tuy không bị bắt buộc lấp đặt trong nhà ở, nhưng hầu hết các cơ quan an toàn sức khoẻ đều đề nghị cần có ít nhất một hệ thống trong nhà. Gần đây nhất, thành phố New York ra luật phải có một hệ thống trên trong giấy phép xây cất nhà mới. Tiểu bang Illinois và Massachesetts ra luật áp đặt hệ thống trên kể tử ngày 1/1/2007 
Các khí độc khác
Ngoài khí CO phát thải trong nhà vào mùa đông, khí CO và một số khí thải khác như nitrogenoxides (NOx) và khói chì (lead) cũng là những nguyên nhân gây tác hại cho công nhân trong những khu sản xuất công nghiệp nhất là các công nghệ luyện kim và hầm mõ.
Theo Cơ quan An toàn Sức khỏe trong Công nghiệp (OSHA) cũng như các định mức độc tố của Bộ Y tế HK, nếu nồng độ của CO trong không khí đạt đến 400 phần triệu, người công nhân hít phải không khí bị nhiễm độc nầy trong vòng một giờ đầu tiên thì chưa bị ảnh hưởng, nhưng trong giờ thứ hai trở đi, tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra. Nghĩa là trong giờ đầu tiên, con người chưa bị ảnh hưởng nhiều vì CO đang còn trong giai đoạn kết hợp với hồng huyết cầu. Nhưng sau đó, vì thiếu oxy cho cơ thể cho nên người công nhân sẽ thở mạnh, ngắn, hơi thở đứt quảng khi lượng CO trong máu lên đến 20 đến 30%. Từ 30 đến 50%, thần kinh sẽ bị giao động, chóng mặt, thị giác không còn hoạt động được nữa và sẽ đưa đến hôn mê. Nếu bị tiếp nhiễm trên 50% CO, có thể bị tử vong sau đó.
Còn về nitric oxids: Đây là một khí độc, gây khó chịu cho da và mắt trước tiên khi bị tiếp nhiễm. Thông thường, NO xuất hiện dưới dạng khí khi acid nitric tác dụng lên chất hữu cơ như gỗ, mạc cưa, hay acid nitric đun nóng, hoặc các chất hữu cơ có chứa nitrogen bị đốt cháy. Trong các lò luyện kim, hay hàn xì, nitrogen và oxy trong không khí gây ra phản ứng để tạo ra NO. Đặc tính của NO là hòa tan trong nước để tạo thành acid nitric hay acid nitrous. Đây là phản ứng trong cơ thể khi hấp thụ NO qua đường khí quản. Các acid tạo thành làm cho cổ họng và cuống phổi bị khô vì mất nước. Các acid vừa mới tạo thành sẽ bị trung hòa bằng cách kết hợp với các mô trong cơ thể. Và chất sau nầy sẽ làm cho các động mạch nở lớn làm giảm áp suất của máu gây chứng nhức đầu chóng mặt. Nếu nồng độ tiếp nhiễm từ 60 đến 150 phần triệu, người công nhân sẽ bị khô mũi và cổ họng, ho và đau ngực. Nếu sau đó được hít thở không khí sạch, thì sẽ được hồi phục trong vòng một giờ. Nếu bị tiếp nhiễm liên tục trong 24 giờ, hơi thở sẽ bị đứt quảng, mất ngũ, có thể bị chứng cyanosis (máu xanh ở móng tay như trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm nitrate) và sau cùng có thể đi đến tử vong.
Sau cùng đối với khói chì, kim loại nầy đã được EPA HK xếp vào loại gây ra ung thư cho con người. Phổi và thận là hai cơ quan trực tiếp bị ảnh hưởng. Nhiễm độc hơi chì là một mối ưu tư hàng đầu trong tất cả loại nhiễm độc trong công nghiệp. Chì đi vào cơ thể qua đường khí quản, thực quản hay qua các mô da dưới dạng bụi, khói, hay khí ẩm. Thông thường con người bị tiếp nhiễm nhiều nhất dưới dạng chì hữu cơ. Khi chì đi vào cơ thể, một phần sẽ không bị hấp thụ và được tống khứ ra ngoài bằng đường đại tiện. Phần còn lại sẽ đóng trong túi mật. Chì xâm nhập qua đường khí quản độc hại hơn chì qua đường thực quản. Khi bị tiếp nhiễm chì bám vào tế bào máu, làm cho tế bào bị vỡ ra gây chứng thiếu máu (anemia). Và điểm đến sau cùng của chì trong cơ thể là thận, gan, hệ thống thần kinh và tế bào máu.
Kết luận
Qua những thông tin được nêu trên, khí CO và NO là hai tác nhân nguy hiểm nhất trong mùa đông, vì khí NO có tỷ trọng thấp hơn không khí, và trong mùa đông, lượng hơi nước làm tăng độ ẩm của không khí. Do đó, một số khí độc khác như khói chì vẫn còn lơ lững nơi tầng ozone thấp, tức gần mặt đất. Vì vậy, nguy cơ bị tiếp nhiễm các khí trên rất cao.
Chúng ta cần phải bảo vệ sức khoẻ của chính mình; việc phòng ngừa những điều đáng tiếc có thể xảy ra là cần thiết, cũng như trách nhiệm nhắc nhở những người chung quanh về các thảm hoạ nhiễm độc trên cũng là một cung cách ứng xử tốt của một công dân có trách nhiệm đối với xã hội vậy.
Mai Thanh Truyết
VAST- 1/2010

Việt Nam Hội nhập WTO

Việt Nam: Ba năm Hội Nhập Toàn Cầu

 

 

 

Biến cố tan rã của Liên Sô đánh dấu sự phá sản của chủ nghĩa Cộng sản quốc tế, chấm dứt tình trạng đối đầu lưỡng cực giữa khối Tự do và khối Cọng sản; từ đó đưa đến sự hình thành một khuynh hướng chung của thế giới, mệnh danh là "toàn cầu hóa". Khuynh hướng nầy được xem như là một sinh lộ tất yếu của các nước đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia đã một thời đặt mình thuộc khối Cọng sản quốc tế, nếu muốn tồn tại và phát triển trong tình hình mới.

 

Sự toàn cầu hóa bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, và được chú ý nhiều nhất là lĩnh vực kinh tế. Về lĩnh vực sau cùng nầy, nhu cầu toàn cầu hóa bao gồm sự hội nhập của các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế thông qua thương mại, đầu tư ngoại quốc qua những công ty quốc gia hay đa quốc gia, lưu lượng vốn ngắn hạn, lưu lượng công nhân quốc tế, lưu lượng công nghệ trao đổi, v.v...

 

Riêng đối với nước Việt Nam, kể từ sau ngày 30/4/1975, Việt Nam có thể được xem như hoàn toàn thống nhất về phương diện chính trị, địa dư, và xã hội. Lãnh thổ Việt Nam được đảng Cọng sản thu về một mối, được toàn trị do một Trung ương đảng gồm 160 Ủy viên chính thức, 21 Ủy viên dự khuyết, và 14 Ủy viên Bộ chính trị, tổng cộng 195 bộ óc "ưu việt" Việt Nam điều hành tất cả mọi sinh hoạt của 85,9 triệu dân (thống kê tháng 5/2009).

 

Đứng về phương diện phát triển kinh tế và xã hội trong 10 năm đầu tiên sau 1975, hầu như tất cả mọi người trong và ngoài nước đều đồng ý rằng sự thất bại hoàn toàn của một chính sách kinh tế tập trung. Đây là một giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam, ngay cả so với thời phong kiến và thới Pháp thuộc. Mọi sinh hoạt đều bị đình trê, nhiều vùng bị nạn đói đe dọa thường xuyên dù trước đây là vùng lương thực cho cả nước như Đồng bằng sông Cửu Long. Giáo dục, y tế công cộng hoàn toàn bị bỏ ngõ...

 

Đứng trước nguy cơ diệt vong kề cận, năm 1986, một chính sách kinh tế mở được khơi mào dưới chiêu bài "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" nửa vời, người dân bắt đầu được nới lõng hơn trong vòng kềm kẹp, nông dân được cấp quyền xử dụng mãnh đất của mình dù là tạm bợ để tự khai thác và tự cứu vãn đời sống kinh tế của gia đình. Những năm tiếp theo sau đó, nguy cơ tuy vẫn còn đầy rẫy khắp nơi, tình trạng xã hội và kinh tế chung vẫn còn nhiều gập ghềnh, chập chững trên bước đường phát triển và hội nhập vào thế giới bên ngoài.

 

Từ sau ngày "giải phóng" cho đến năm 1986, cả nước vẫn còn cùng ôm nhau với những tem phiếu qua câu sấm truyến vẫn còn tồn đọng. Đó là:

 

-       Gạo vừa 13 ký, suốt tháng cháo thừa, cơm thiếu, quanh năm no cậy nước;

-       Vải vừa 4 nghìn ly, suốt ngày quần thiếu, khố thừa, cả đời ấm nhờ da.

 

Nhưng mãi đến tháng 12 năm 2001, khi Hiệp ước Thương mãi hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thành hình (US-VietNam Bilateral Trade Agreement), kinh tế Việt Nam tương đối hồi sinh và có thể nói đây là bước mở đầu tiện của VN trên tiến trình hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Cũng cần nói thêm về những thông tin trao đổi kinh tế hai chiều giữa VN và HK trong giai đoạn trước đây. Năm 1993, VN hoàn toàn không xuất cảng hàng hóa vào nội địa HK; ngược lại, VN nhập cảng 7 triệu Mỹ kim thiết bị từ HK. Sau ngày 3 tháng 2, 1994, Tổng thống Clinton, HK đã ra quyết định bãi bõ lịnh cấm vận thương mại cho VN; kể từ đó, VN bắt đầu tăng dần việc xuất cảng sang HK lên đến trị giá 50,5 triệu cho năm nầy.

 

Bảy năm sau khi hiệp ước trao đổi hai chiều ký kết, hàng hóa VN gồm thực phẩm, hàng may mặc, dầu thô, giày da, sản phẩm gỗ nội thất ồ ạt vào thị trường HK, và lượng hàng hóa tiếp tục tăng mãi, từ 1 tỷ Mỹ kim năm 2001, lên đến 5,9 tỷ, năm 2005. Ngược lại, HK chỉ xuất cảng độ 1,2 tỷ vào VN trong năm 2005. gồm dụng cụ y khoa, máy móc kỹ thuật và dụng cụ hàng không.

 

Năm 2007, giao thương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đem lại cho VN mức thâm thủng 14,1 tỷ Mỹ kim; nhưng đến giữa năm 2008 mức thâm thủng lên đến 14,8 tỷ. Điều nầy cho thấy, theo lý thuyết và theo ước tính lạc quan của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, mức thâm thủng và lạm phát sau 3 năm càng tăng thay vì phải giảm do sự trao đổi tự do giữa hai chiều, và rào cảng thuế khóa bị dẹp bỏ.

 

Từ những thông tin trên, chúng ta thấy rằng mức hội nhập của Việt Nam qua  những chỉ dấu ban đầu, tiến trình gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới có nhiều bước khập khểnh. Và dù Việt Nam đã được chính thức chấp thuận nhập vào cuộc chơi toàn cầu nầy vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, và cuộc chơi nầy bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7 tháng giêng năm 2007, nhưng từ đó cho đến nay VN vẫn chưa thể hiện đúng đắn những quy định ghi trong WTO . Bài viết nầy có mục đích phân tích một số thách thức cùng những yếu tố Việt Nam cần phải lưu ý trước tiến trình thực hiện và tuân thủ các quy định trong WTO.

 

Tổ chức Thương mại Thế giới

 

Tổ chức Thương mại Thế giới hay World Trade Organization-WTO, có trụ sở đặt tại Thụy Sĩ đã được thành lập chính thức vào ngày 1/1/1995 do các quốc gia thành viện ký tại thành phố Marrakesh, Marocco. Tính đến nay, Tổ chức nầy tập hợp được 149 quốc gia thành viên nhắm vào những mục tiêu sau đây:

 

-       Quy định những căn bản pháp lý làm nền tảng cho mọi trao đổi thương mãi quốc tế;

-       Tổ chức là diễn đàn đàm phán, thỏa thuận, thương lượng về tất cả mọi dịch vụ thương mại giữa các quốc gia thành viên.

-        

Cũng từ ngày 1/1/1995, VN đã nộp đơn xin gia nhập vào tổ chức trên và trở thành quan sát viện của tổ chức. Nhóm công tác WTO cũng đã được thành lập và có nhiệm vụ cứu xét đơn xin gia nhập của VN.

 

Tính đến nay, VN đã trả lời trên 2.600 câu hỏi từ các thành viên, và đã kết thúc đàm phán song phương với 21 quốc gia.

 

Đối với HK, văn kiện chính thức giữa hai bên đã được ký kết vào ngày 31/5/2006 về những thỏa thuận trên nguyên tắcvề khả năng tiếp cận thị trường song phương; từ đó sẽ giúp hai bên tái lập hàng rào thuế quan cho những mặt hàng kỹ nghệ và nông phẩm, cùng dịch vụ.

 

Kết quả là hàng hóa xuất cảng từ HK vào VN như trang thiết bị xây dựng, dược phẩm, phi cơ và các bộ phận rời bảo trì sẽ chịu thuế xuất là 15% hay ít hơn. Về dịch vụ, VN cũng đã cam kết mở cửa một số lãnh vực cấm kỵ từ trước như viễn thông và viễn thông vệ tinh, lãnh vực tài chính, ngân hàng, và năng lượng cho HK nhúng tay vào.

 

Một khi đã vào WTO, VN cần phải tuân thủ những tính chất pháp trị như: 1- giải quyết tranh chấp; 2- giảm bớt vai trò của mậu dịch quốc doanh; 3- hủy bỏ những giới hạn nhập cảng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qua quyền thương mại; 4- hủy bỏ những quy chế kinh tế phi thị trường. Ngược lại, HK sẽ áp dụng kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống phá giá cho đến khi VN ra khỏi nền kinh tế phi thị trường. Thời gian chuyển tiếp cho chính sách nầy là 12 năm sau khi VN gia nhập vào WTO. Và sau cùng, VN phải tuân thủ quy tắc và luật bảo vệ sở hữu trí tuệ.

 

Để có một khái niệm về kết quả của việc gia nhập vào WTO trong những năm vừa qua của các quốc gia thành viên, một số báo cáo sau đây cho thấy khuynh hướng cũng như thành quả của WTO ngày càng bị thu hẹp lại. Vào năm 2003, trong kỳ họp WTO ở Cancun, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra những số liệu về thương mại toàn cầu qua dịch vụ trao đổi trên thế giới là 832 tỷ Mỹ kim, trong lúc đó 539 tỷ nằm trong các sinh hoạt giữa các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, tổng kết năm 2005 cho thấy lợi ích của WTO giảm xuống còn 287 tỷ cho thế giới, trong đó chỉ còn 90 tỷ trao đổi giữa các quốc gia đang phát triển dù số thành viên của các quốc gia nầy dự phần vào 90% tổng số thương mại toàn cầu.

 

Những khía cạnh thực tế

 

Vào ngày 7/11/2006, Việt Nam đã chính thức được chấp thuận  vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như vào cuối tháng 11/2006 vừa qua, quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn các điều luật trên. Việt Nam đã chính thức nhập cuộc rồi.

 

Vấn đề nơi đây là cần ghi nhận đứng đắn nội lực thực tế của VN đứng trước vận hội mới này, nghĩa là VN trao đổi, xuất cảng ra thế giới bên ngoài những gì? Và ngược lại phải nhập cảng từ ngoại quốc những sản phẩm nào? Giải đáp hai câu hỏi trên, chúng ta có thể hình dung được thế mạnh và yếu của VN trong tương lai. Từ đó, có thể dự phóng được một viễn ảnh cho đời sống người dân trong những ngày sau khi gia nhập vào WTO.

 

Tính đến ngày hôm nay, VN đã xuất cảng đi khắp nơi trên thế giới một số lượng đáng kể về trọng lượng, nhưng ngược lại thu hồi một số ngoại tệ không đáng kể so với lượng hàng bán ra. Đó là nông phẩm, thực phẩm, tôm cá, các mặt hàng gia công như quần áo, giày da, xẽ gỗ, dầu thô và một số mặt hàng tiểu thủ công nghệ.

 

Ngược lại, VN phải nhập cảng xăng dầu và nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hóa chất, phân bón, thực phẩm "cao cấp" như thịt gà, bò....., năng lượng, viễn thông, ngân hàng..... Đây là những mặt hàng nhẹ về cân lượng nhưng cần phải chi ra một số lớn ngoại tệ. Do đó, VN luôn luôn đối mặt với sự thâm thủng ngân sách cho ngoại thương từ trước đến nay.

 

Thêm nữa, những mặt hàng xuất cảng của VN chỉ để giải quyết cuộc sống của hàng triệu nông dân hay công nhân với mức lương tối thiểu- trong khi đó cuộc sống của nông dân và công nhân VN ngày càng tệ hại hơn, mặc dù VN cố gắng gia tăng mức sản xuất hàng năm. Lấy thí dụ về ngành may mặc hiện tại. Một công nhân Việt Nam làm việc 12 giờ/ngày, sáu ngày/tuần lãnh được từ 800 ngàn đến 1 triệu Đồng VN/tháng, tương đương 42 đến 52 Mỹ kim tính theo thời giá 1$ cho 19.000 Đồng (11/2009). Trong lúc đó, một thợ may Việt Nam tại Mỹ làm việc tám giờ/ngày với mức lương tối thiểu quy định là 7,75 Mỹ kim/giờ, tức 62 US$/ngày, hơn xa một tháng lương của một công nhân cùng ngành tại VN.

 

Tại thị trường nội địa, hiện tại VN đang làm chủ vì lợi thế sân nhà, và một số ngành nghề còn độc quyền và không cho người ngoại quốc tham dự. Do đó, mức cạnh tranh chưa hề được đặt ra, và nếu có, chỉ là những cạnh tranh giữa những nhà kinh doanh trong nước mà thôi.

 

Một khi cánh cửa WTO mở toang, VN sẽ không còn lý do nào để cấm đoán ngoại quốc tham gia trực tiếp vào thị trường nội địa của VN. Từ đó, mức cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và chưa chi thua thiệt có thể chắc chắn về phần doanh thương VN qua sự chênh lệch về nguồn vốn, kỹ thuật, cung cách khuyến mãi, và thị hiếu của người tiêu dùng VN.

 

Xin đan cử một thí dụ điển hình qua hình thức thương mại đơn giản nhất là hệ thống "siêu thị": Siêu thị Walmart (Hoa Kỳ) có mức doanh thu gấp 5-6 lần tổng sản lượng của VN, có thể tiêu diệt các siêu thị nội địa trong cung cách thu mua với giá rẽ hơn vì họ có thể chấp nhận không lời, hoặc lỗ trong thời gian đầu vì có nhiều tiền vốn. Thêm nữa, họ có khả năng nhập thực phẩm và hàng hóa từ ngoại quốc vào- điều trên đâøy càng nguy hiểm hơn vì nó có thể giết chết nhiều dịch vụ chăn nuôi và trồng tỉa của người dân. Một lợi thế nữa của các siêu thị ngoại quốc là dịch vụ thanh toán thường chỉ giải quyết sau 90 ngày nhận hàng, chính điều này khiến cho những nhà cung cấp VN sẽ không còn khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng sau mỗi thời vụ.

 

Trước mắt, chúng ta thấy rõ những kỹ nghệ của VN liệt kê sau đây đang đi dần vào chỗ bế tắc:

-       Kỹ nghệ đường hiện nay hoàn toàn bị phá sản vì không cạnh tranh được so với đường Trung Quốc và Thái Lan có phẩm chất tốt hơn và giá rẽ hơn. Việc này kéo theo sự bế tắc của nông dân trồng mía.

-       Chăn nuôi gia súc ở VN cũng đang đứng trước cơn phá sản do kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều khiếm khuyết. Từ đó, việc nhập cảng cánh và đùi gà Mỹ hiện tại là một dịch vụ đem nhiều lợi nhuận lớn lao. Vì cánh và đùi gà Mỹ giá rất rẽ $0.2/bls ( vì người Mỹ không thích ăn) , khi nhập vào VN có thể bán ra $1,5/kg

-       Các kỹ nghệ đơn giản khác như xe đạp, dụng cụ làm bếp, trang trí nội thất sẽ không còn khả năng cạnh tranh với hàng TQ nếu chưa nói đến các nhà sản xuất lớn như ở HK, Pháp, Ý..... Những mặt hàng rất bắt mắt và được người VN ưa chuộng từ lâu. Chính tâm lý ưa chuộng hàng ngoại quốc của người VN sẽ giết chết công kỹ nghệ VN khi VN gia nhập vào cuộc chơi chung. Và mặt trái của WTO có thể biến VN thành một thị trường tiêu thụ của quốc tế hơn là một thị trường sản xuất.

-       Hiện tại, hầu như tất cả hàng hóa, thực phẩm, dụng cụ…hiện diện tại Việt Nam có phát xuất từ Trung Quốc. Đây là một bế tắc lớn nhứt trong hiệi tại sau khi gia nhập WTO gần đúng 3 năm. 

 

Một số rào cản VN đang đối mặt trước ngưỡng cửa WTO được tiếp tục trình bày sau đây cũng là những gợi ý mà VN cần lưu tâm. Đó là những cản ngại của khu vực quốc doanh, ngành ngân hàng, khả năng vận chuyễn đường biển, ngành viển thông di động và một số phản ứng tâm lý của người dân VN trước tiến trình toàn cầu hóa.

 

Cản ngại của khu vực quốc doanh

 

Một trong nhiều yêu cầu để VN gia nhập vào WTO là VN phải minh bạch trong việc kiểm toán chi thu của quốc gia. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử đảng, CSVN đã đưa ra bản báo cáo từng phần  ngân sách nhà nước năm 2005. Theo đó, riêng trong lãnh vực quốc doanh, 19 tổng công ty và ngân hàng quốc doanh trên 4.447 quốc doanh toàn quốc, cho thấy kết quả kiểm toán hoàn toàn đưa đến việc thua lỗ và công ty quốc doanh đã làm kinh tế theo một chính sách " phi kinh tế". Sau đây là vài con số thua lỗ cũa các công ty quốc doanh trong năm 2005: Ngành dệt may lỗ 328 tỷ Đồng ; ngành giấy lỗ 199 tỷ Đồng ; ngành lương thực lỗ 183 tỷ Đồng (1 tỷ Đồng tương đương 60.000 Mỹ kim). Tổng số nợ của 16 doanh nghiệp các ngành kễ trên là 47,000 tỷ đồng, tương đương với 80% tổng tài sản của các công ty. Do đó, những công ty trên hoàn toàn không còn khả năng thanh toán phần nợ và lỗ lã.

   

Vào đầu năm 2007, con số các công ty quốc doanh biến thành cổ phần hóa (tức tư nhân hóa) là 3.830. Trong đó vốn nhà nước là 49%, công nhân viên, cán bộ trong doanh nghiệp đóng góp 26%, và vốn tư nhân đầu tư ngoài doanh nghiệp 25%. Với tỷ lệ và thành phần cổ đông như trên, thì trách nhiệm hay linh hồn của công ty vẫn là nhà nước hay quốc doanh mà thôi. Và đối với việc kinh doanh lỗ lã trên, nhà nước VN lại phải gánh chịu hay " Đất nước VN" qua hơn 84 triệu dân, phải cật lực lao động để trả nợ? Và một khi đã "giải tư" theo cung cách vừa kể, công ty tư doanh cổ phần sẽ thuộc về ai? và ai sẽ chịu trách nhiệm? Do đó, qua việc tư nhân hóa để thỏa mãn yêu cầu cũa những luật định WTO, vô hình chung, VN đã biến các công ty quốc doanh thành một loại công ty dưới cơ chế bao cấp khác.

 

Ngoài ra, đừng quên rằng, đã từ hơn 30 năm qua ở VN, các cơ chế làm kinh tế bao cấp đã đưa đất nước vào ngõ cụt. Có thể nói nhận định gần đây của ông Đào Xuân Sâm, ban nghiên cứu của Thủ tướng hiện tại, đã nói lên một cách rốt ráo vấn đề nầy: " Trong hơn 10 năm qua, song song với vịệc tư doanh đổi mới và tăng trưởng thành công, khu vực kinh tế nhà nước trên thực tế đã trở lại cơ chế cũ tập trung quan liêu - bao cấp, có khác chăng là trong nền kinh tế thị trường " bao cấp hiện vật" chuyển thành " bao cấp tài chính"". Và cơ chế bao cấp này cũng chính là mọt hình thức của cơ chế xin – cho, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho nạn tham nhũng lộng hành trong khu vực nhà nước, từ đơn vị kinh tế cơ sở đến các cấp cao nhất của chính quyền".

 

Như vậy, VN làm thế nào và bằng cách nào để thực hiện được lời T.T Nguyễn tấn Dũng mới vừa tuyên bố là trong vòng 5 năm tới, VN bảo đảm cổ phần hóa 100% doanh nghiệp quốc doanh?

 

 

Cản ngại của ngành ngân hàng

 

Cũng theo quy định của WTO, VN phải mở cửa ngân hàng, chấp nhận dịch vụ ngân hàng  ngoại quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (năm năm sau khi gia nhập) có thể đầu tư  tối đa 30% tổng  số vốn của ngân hàng. Một khi VN chính thức vào cuộc, tư nhân nào có thể mua cổ phần còn lại (tức 70%) của một ngân hàng ngoại quốc, vốn dĩ có nguồn vốn lớn và bằng hệ thống tiền tệ cứng (hard currency), trong lúc đó tư nhân, hay tập thể tư nhân VN chỉ có khả năng đóng góp bằng những số vốn nhỏ và thế chấp, cũng như chuyển hóa cơ sở vật chất thành tiền. Từ đó, dù công ty ngoại quốc không chiếm đa số tuyệt đối, nhưng vẫn có khả năng khuynh đảo thị trường bằng những thủ thuật kinh tế tư bản, và VN sẽ chịu một sức ép không nhỏ về vấn nạn này.

 

Trở lại các Công ty ngân hàng VN, một trong những lý do các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ mà vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, là việc nhà nước tiếp tục bơm tiền bù lổ thông qua các ngân hàng quốc doanh. Hay nói cách khác, các ngân hàng phải chịu sức ép từ nhà nước, bị bắt buộc tiếp tục cho công ty quốc doanh vay căn cứ theo chủ trương chính trị hơn là căn cứ theo tình trạng kinh tế.Và sau cùng, ngân hàng được nhà nước tái cấp thêm những ngân khoản bổ sung. Đó là trường hợp của bốn ngành Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển. Do đo,ù việc cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh hoàn toàn bế tắc, và việc chuyển doanh nghiệp quốc doanh sang chế độ hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn là một việc làm không tưởng, ít ra trong những năm sắp tới.

 

Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ giữa năm 2008, Việt Nam tuy không bị nảh hưởng nhiều, nhưng trong hiện tại (11/2009), ngân hàng và thị trường khan hiếm ngoại tệ nặng, tức đồng Mỹ kim. Cà nước đang lên cơn sốt vì sự kiện nầy, khiến giá cả tăng giá làm xáo trộn thị trường và cuộc sống của người dân.

 

Theo nhận định mới nhứt ngày 22/7/2009 của Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:"Việt Nam cần phải kiểm soát nạn lạm phát đừng để xảy ra như tình trạng vào tháng 8 năm 2008, lạm phát lên đến 28,32%, cao nhứt so với 10 năm trở lại đây". Thống kê mới nhứt về tín dụng cho thấy mức tín dụng của Việt Nam sụt giảm một cách trầm trọng. Đây là một yếu tố quan trọng làm cho ngoại quốc e ngại đầu tư vào Việt Nam từ gần một năm nay. Thêm nữa, mức nợ quốc gia của VN cũng được quốc tế đánh giá thấp, chỉ ngang hàng với Kenya; điều nầy có thể đưa VN đến phá sản nếu không được các quốc gia cho vay "xù" nợ.

 

Cản ngại về khả năng chuyển vận hàng hóa

 

Việc gia nhập vào WTO đòi hỏi quốc gia thành viên phải có tiềm lực về chuyển vận hàng hóa hai chiều. VN đã chuẩn bị vấn đề này như thế nào? Các thông tin dưới đây tương đối đầy đủ để mô tả tình trạng vận chuyển đường biển của VN.

  

Chỉ bốn ngày sau khi được bãi bỏ cấm vận năm 1994, công ty chuyển vận hàng hóa APL, Hoa kỳ đã bắt đầu hoạt động trở lại cho các tuyến đường Mỹ – Việt Nam. Đây là một đại công ty trong dịch vụ chuyển vận trên 50 quốc gia. Từ năm 2004, APL đã thành lập thêm hai chi nhánh là Vietnam China Express (VCX ) và Haiphong China Express (HCX ). Những dịch vụ này đã rút ngắn thời gia  vận chuyển trong những năm trở lại đây: Từ Sài Gòn đến Seattle chỉ còn 15 ngày, và Saigòn đến Los Angeles là 17 ngày. Còn Hải Phòng đến Seattle và Los Angeles là 13 và 15 ngày. Ưu điểm này đã làm giảm giá thành và tăng thêm lượng hàng hóa giao thông do việc gia tăng lượng chuyển vận đi - về.

 

Trong khi đó, tình trạng vận tải đường biển của VN hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu vận chuyễn viễn liên này. Theo thống kê, VN có trên 1000 tàu với tổng trọng tải khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó chỉ có hơn 300 tàu hoạt động trên các tuyến đường quốc tế trong khu vực. Các tàu vận chuyển VN có trọng tải dưới 20,000 tấn, cho nên không có khả năng giải quyết mức trao đổi hàng hóa đường biển. Và bất lợi hơn nữa là giá thành vận chuyển cao và vòng xoay đi - về không đạt hiệu quả kinh tế.

 

Theo thống kê 2005, đội tàu VN chỉ chiếm 7% số tấn trọng tải hàng hóa hai chiều mà thôi. Trong lúc đó những nước nhỏ láng giềng như Singapore chỉ có khoảng 900 tàu nhưng tổng trọng tải lên đến 36,5 triệu tấn. Thậm chí, đội tàu của Campuchia đã chuyển vận gần 5 triệu tấn, hơn VN hàng triệu tấn. Do đó, ngay tại sân nhà, đội tàu VN đã bị lấn áp bởi các công ty ngoại quốc như Maersk line, NYK, P&O trong dịch vụ chuyển vận dầu thô và hàng hóa trong vùng.

 

Những thông tin trên cho thấy rằng VN còn phải đối mặt với nhiều sức ép sau khi gia nhập vào WTO, và nếu không có kế hoạch tạo dựng một lực lượng tàu với trọng tải lớn hơn, huấn luyện nhân viên quản trị chuyển vận, cùng điều chỉnh và canh tân hệ thống quản lý điều hành, thì cuộc chạy đua cạnh tranh với quốc tế sẽ thấy VN ở thứ hạng thấp nhất.

 

Sau ba năm, tình trạng trên vẫn không thay đổi. Việt Nam lại lệ thuộc vào hệ thống chuyển vận tư nhân ngoại quốc do đó giá thành phẩm lại tăng, khó cạnh tranh lại với các mặt hàng của Trung Quốc, Đài Loan và Các quốc gia Đông Nam Á ở hai thị trường lớn nhứt thế giới là Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu Châu.

 

 

Cản ngại của ngành viễn thông và điện thoại di động

 

Đây là một ngành tương đối mới ở VN mà trong những năm gần đây mức tăng trưởng của việc xử dụng điện thoại di động tăng từ 60 đến 70% hàng năm. Tính đến 2005, tổng số điện thoại di động thuê bao ở cả nước đạt được 12 triệu . Chính vì lý do đó, các hảng điện thoại ngoại quốc như Motorola, Nokia, Siemens, Ericsson, Telenor và Lucient Technologies đã khai thác và ráo riết cung cấp dịch vụ ở VN. Trong lúc đó, VN chỉ hiện diện qua năm công ty quốc doanh mạng di động như Vina phone, Mobifone, Viettel mobile, S-fone, E-mobile đang hoạt động, và một công ty mới sắp ra mắt là Hanoi Telecom.

 

Đứng trước sự xâm nhập của các đại công ty ngoại quốc, từ tháng 1 năm 2006 vừa qua, các công ty VN đồng loạt hạ giá cước, do đó cước viễn thông của VN giảm dần và đang ở mức giá trung bình tại ĐNA, không còn đứng đầu như cách đây năm năm. VN cũng đã dự trù vào 2008 sẽ phóng vệ tinh VINASAT, từ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh nhiều hơn với các công ty nước ngoài. Và VN cũng dự trù cổ phần hóa (tư nhân hóa) các công ty trên để có thể hội nhập vào thị trường chứng khoán tự do.

 

Nhờ vào những lợi điểm trên sân nhà, VN đã đẩy mạnh chương trình viễn thông di động, tuy nhiên với nguồn vốn không đủ lớn, sau khi hội nhập cuộc chơi WTO, các công ty ngoại quốc có thể khai thác sức mạnh nguồn vốn để thôn tính các công ty VN qua các điều kiện thuận lợi trong thị trường VN, mặc dù trong giai đoạn chuyển tiếp, các công ty nước ngoài chỉ được đóng góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp giấy phép.

 

Hơn nữa, ngoài khả năng nguồn vốn, công ty ngoại quốc còn ở thế mạnh về công nghệ sản xuất và cung cách khuyến mãi theo cung cách tư bản làm cho công ty VN khó có khả năng đối đầu ở mặt trận nầy. Tuy nhiên, VN cũng có thể dùng thời gian còn đặc ân 12 năm để làm rào cản hạn chế bớt sự xâm nhập của các công ty viễn thông ngoại quốc vào VN.

  

Cũng cần lưu ý là, hiện tại VN chú trọng nhiều đến viễn thông di động, nhưng không phát triển viễn thông "cố định", tức là điện thoại dùng hệ thống dây cáp quang để có thể liên lạc và thông tin khi có biến động xảy ra như chiến tranh hay áp lực của thế giới tây phương. Vì còn lệ thuộc vào ngoại quốc, VN chưa chủ động được việc điều hành vệ tinh viễn thông, cho nên viễn thông di động VN có thể bị gián đoạn, vì các công ty cho thuê bao vệ tinh viễn thông có thể cắt đứt hợp đồng trước sức ép của quốc tế(!) để gây khó khăn cho VN.

 

Đứng về mặt quản lý thông tin và internet, dù lấy lý do là để ổn định về mặt chính trị, Việt Nam vẫn khai triển bức tường lữa tối đa, và gần đây lại xiết chặt facebook, cấm ngặt những thông tin  "tự do" có thể gây bất lợi cho chế độ. Hai việc làm nầy quả thật đi ngược lại với tinh thần dân chủ căn bản của con người và sẽ gây nên nhiều hậu quả tai hại trong cung cách giao tế và phát triển với cộng đồng thế giới.

 

Chiến lược phát triển công nghiệp

 

Ngay từ khi gia nhập vào WTO, Việt Nam đã thành hình chiến lược phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành sản xuất xe hơi. VN dự kiến sản xuất 35% linh kiện nội địa cho đến năm 2010. Nhưng cho đến nay, cuối năm 2009, VN chi sản xuất được từ 3 đến 7%, những linh kiện nhỏ cho việc lắp ráp các thương hiệu xe ngoại quốc có cơ xưởng  tại đây như Toyota, Mercedes, v.v…

Làm như thế vô hình chung chỉ biến VN làm nơi gia công, lắp ráp do nhân công rẻ mà thôi. Điều nầy chỉ làm giàu cho tư bản ngoại quốc mà không đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế quốc gia ngoài việc giải quyết một số vấn đề lao động nhỏ trong nước.

 

Đối với công nghệ điện tử, tình trạng trong 3 năm qua cũng không khá gì hơn, ngoài việc công ty Intel cho thiết lập một cơ xưởng lấp ráp các linh kiện điện điện tử tại Sài Gòn, nhưng trên thực tế số công nhân chuyên nghiệp và kỹ sư tin học trong nước không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Do đó, công cuộc phát triển ở địa hạt nầy phải bị chậm lại tiến độ sản xuất vì yếu tố nhân sự.

 

Tóm lại, trong hai địa hạt chính của sự phát triển công nghệ mũi nhọn của VN đề ra, trong 3 năm qua vẫn không được khai triển đúng mức như chính sách đã đề ra và một số công ty ngoại quốc đã bắt đầu di chuyển đầu tư qua các quốc gia khác có nhiều thuận lợi hơn. Đây cũng là lý do chính yếu để giải thích tại sao mức đầu tư ngoại quốc ngày càng giảm đi trong vòng 3 năm trở lại đây.

 

Cản ngại do tâm lý dân tộc trước tiến trình toàn cầu hóa

 

T.S Branco Milanovic, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định cần suy gẫm. Đó là "Toàn cầu hóa đã làm tăng thêm sự bất bình đẳng giữa công dân của những nước giàu nhất cũng như giữa các quốc gia đang phát triển". Lý do làm ông đưa ra nhận định trên là những phản ứng trái ngược từ phía các quốc gia kỹ nghệ và những nước đang phát triển đối diện với sự phất triển của Ấn Độ và Trung Quốc.

Đó là:

 

-       Các cường quốc trong WTO "khó chịu" trước nhũng bước tiến của TQ và AĐ, dù họ cũng thực hiện cùng một chiến lược toàn cầu hóa do các cường quốc khơi mào.

-       TQ và AĐ hiện có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, nhưng chỉ có một phần nhỏ dân cư của họ có cuộc sống phồn vinh. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa dân thành thi và nông thôn, giữa miền duyên hải và nội địa ở Trung Quốc; những bất ổn chính trị cũng có thể tự đó mà có.

 

Tại VN, sau hơn 20 năm mở cửa phát triển, và sau 10 năm mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu từ 7% trở lên, VN phải đối mặt với tình trạng môi trường hầu như bế tắc qua việc tận dụng nguồn tài nguyên đất đai trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt.

 

Việc phát triển và xuất cảng hàng năm 5 triệu tấn gạo, thu hồi 1,5 tỷ Mỹ kim, cũng như việc xuất cảng hải sản thu hồi trên 5 tỷ, có đem lại sự phồn vinh hay cải thiện cuộc sống của người dân ĐBSCL hay không?  Nhìn vào mức di dân từ vùng này vào các thành phố lớn, nhìn vào tệ trạng học sinh bỏ học hàng loạt trong những năm gần đây, nhìn vào việc chấp nhận " làm dâu" người ngoại quốc của các thiếu nữ miền Tây, nhìn vào tất cả những hình thái tệ hại nhất trong việc buôn người, bán trẻ con... chúng ta cũng đã có thể hình dung câu trả lời.

 

Thêm nữa, việc khai thác quá độ nguồn đất ở VN sẽ đưa đến những thảm họa không xa. LHQ mới vừa cảnh giác, nếu VN tiếp tục khai thác như những năm vừa qua, thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có 4 triệu mẫu đất bị sa mạc hóa. Và gần đâu nhứt, quyết định cho khai thác bauxite tại Lâm Đồng và Đắk Nông sẽ làm tiêu hao thêm hang chục triệu mẫu đất nông nghiệp, công nghiệp, và rừng bao phủ.

 

Đây cũng là nguyên nhân dự báo trước khiến cho tâm lý người dân ở những vùng nông nghiệp, vùng sâu và xa càng thêm tuyệt vọng và ngày càng đánh mất lòng tự trọng để làm bất cứ việc gì chỉ vì kế "mưu sinh". Chính họ đã xem nhẹ số phận của chính mình và không còn niềm tin vào chính sách của nhà nước nữa. Tâm lý trên đã tạo ra một thái độ bất cần đời, bất hợp tác, hay nguy hiểm hơn nữa, là có thể tạo ra những bất ổn xã hội vì "cơm áo". Từ đó có thể đưa đến một bất ổn chính trị nếu có một sự khơi mào trong tầng lớp bần cùng này. Đây cũng là một cản ngại mà VN cần phải lưu tâm.

 

 

Thay lời kết

 

Sự phát triển xã hội của một quốc gia được đánh giá là bền vững khi tầng lớp trung lưu chiếm đa số như ở các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ. Và chính tầng lớp trung lưu nầy là tác nhân điều tiết mọi biến động kinh tế của quốc gia. Trong trường hợp VN, mặc dù mức tăng trưởng có đều, không phải vì điều chỉnh đúng hướng, mà vì nhu cầu quá lớn của một quốc gia vùa thoát khỏi chiến tranh như Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển khập khểnh nầy tạo ra khoảng cách giàu nghèo trong tầng lớp dân chúng càng gia tăng, và trong tình trạng hiện tại, tầng lớp trung lưu chỉ chiếm theo ước tính độ 30% chưa đủ để làm chất đệm cho xã hội. Chính hai yếu tố nầy nói lên cung cách phát triển kinh tế của VN là chưa bền vững được.

 

Đồng thời với việc gia nhập vào ngưỡng cửa WTO năm 2007, VN đã lên tiếng báo động là có thể có 600 ngàn công nhân ngành dệt may, 300 ngàn công nhân ngành giầy da, 400 ngàn nông dân chăn nuôi thủy sản có nguy cơ bị mất việc vì cạnh tranh.Và cho đến hôm nay, các báo động trên đã biến thành sự thật, vì hàng ngàn công ty may mặt, giày da ở Sông Bé, Đồng Nai phải đóng cử a hay hạn chế sản suất. Kỹ nghệ nuôi tôm, cá ba sa bị bế tắc. Hai sự kiện trên làm cho hang trăm ngàn công nhân phải bỏ thành về lại làng quê…Từ đó, nông thôn Việt Nam đã nghèo lại còn phải cưu mang một số lượng lao động thất nghiệp, lại càng nghèo thêm.

 

Vì vậy, vần để được đặt ra là Việt Nam cần soi chiếu vào tình trạng hiện tại của quốc gia để điều hướng lại mức hội nhập sao cho thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa trong đó việc gia nhập vào WTO chỉ là một bước trong tiến trình trên chứ không phải là một điều kiện tất yếu để con tàu Kinh tế Việt Nam cất cánh.

 

Qua những gợi ý về những cản ngại căn bản trên, việc gia nhập vào WTO của VN không phải là một yếu tố đòn bẩy chủ yếu tạo nên tăng trưởng kinh tế quốc gia.  Điều cốt lõi là VN cần phải chuyển đổi não trạng, xác định rõ chính mức tăng trưởng kinh tế quốc gia  mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thúc đẩy  quá trình hội nhập của VN để được thành công hơn. Đây mới đúng là mục tiêu tối hậu của việc hội nhập vào cuộc chơi của toàn cầu.

 

Những nhận xét mới nhứt sau đây của Oxford, một NGO có uy tín ở Việt Nam nói lên được tình trạng hiện tại của phát triển Viết Nam:

 

  • Hiện tại mức trao đổi thương mại của Việt Nam giảm, kéo theo trị giá tiền Đồng bị mất giá và nạn lạm phát. Tất cả do nhu cầu nhập cảng của Việt Nam bị sút giảm do sự trao đổi với quốc tế bị giới hạn cũng như nhu cầu kỹ nghệ sản xuất của VN bị đình trệ.
  • Việc tư nhân hóa các doanh nghiệp vẫn còn tiến hành quá chậm so với tiến độ phát triển chung. Từ đó, mức phát triển dự kiến của VN là 5% cho năm 2009 vẫn là một con số quá lạc quan.
  • Mức vốn FDI giảm 72% cho năm 2009 so với 2008 (20 tỷ Mỹ kim), cũng như mức tháo khoán chỉ có 22% cho năm nay mà thôi. 
  • Công ty tư nhân không được khuyến khích đầu tư vì không được mượn vốn so với các công ty quốc doanh, dù bị lỗ lã nhưng vẫn không được tư nhân hóa hay cổ phần hóa.

 

Do đó, muốn đạt mục tiêu trong kế hoạch phát triển, VN cần phải phát triển lành mạnh và trong sáng trong quản lý, nghĩa là tạo ra một xã hội pháp trị, quản lý bằng luật định của quốc hội chứ không bằng nghị quyết đến từ bất cứ nhân vật cao cấp nào trong đảng như trường hợp việc khai thác Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

 

Việt Nam cần phải bình đẳng và công bằng trong mọi quyết định về nhân sự, đặc biệt là nhân sự trong vấn đề quản lý kinh tế và kế hoạch, khuyến khích tư nhân đầu tư nguồn vốn và chất xám vào công cuộc phát triển quốc gia chung. Đặc biệt là cần phải chấm dứt chính sách Hồng hơn Chuyên, vì đây mới đích thực là một cản ngại lớn nhất cho mọi tiến bộ của đất nước.

 

Làm được như thế, VN sẽ giảm bớt gánh nặng phá sản của các công ty quốc doanh, kéo theo mức thâm thủng của ngân hàng qua những món nợ "xấu". Hai yếu tố sau nầy là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng trong nước.

 

Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) đã nhận định rằng, qua 10 năm thi hành "quy chế dân chủ cơ sở", VN vẫn không thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh mà bị nhiễm bởi "chủ nghĩa hình thức" và môi trường dân chủ của VN là một "môi trường bất thường" vì chế độ độc đảng. Báo cáo gần đây nhứt của Harvard khi dùng chữ "crony ecomomy" để diễn tả tình trạng kinh tế và lề luật cùng chính sách phát triển theo cung cách bè nhóm của Việt Nam cho chúng ta nhận rõ nét của sự phát triển không ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hóa  của chế độ hiện tại.

 

Suy gẫm lại đúc kết của Chương trình Phát triển LHQ, chúng ta có thể thấy được những nguyên do chính yếu của sự trì trệ trong phát triển Việt Nam ngay từ bây giờ để từ đó, hy vọng có những chuyển đổi tích cực hơn trong việc áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai, qua kinh nghiệm 3 năm thi hành và áp dụng các điều luật trên.

 

Mai Thanh Truyết

Tết Canh Dần-2010

//////////////////////////////////////////////////